0945.836.836

Đầu tư định cư Cyprus

Síp tên chính thức Cộng hòa Síp là một quốc đảo Âu Á nằm ở phía đông Địa Trung Hải, phía nam Thổ Nhĩ Kỳ và phía tây Syria và Liban.


Síp là hòn đảo lớn thứ ba ở Địa Trung Hải, và là một trong những địa điểm thu hút nhiều khách du lịch nhất, với hơn 2.4 triệu du khách mỗi năm. Là một cựu thuộc địa Anh, nước này trở thành một nền cộng hoà độc lập năm 1960 và một thành viên của Khối thịnh vượng chung năm 1961. Cộng hoà Síp là một trong những nền kinh tế phát triển nhất trong vùng, và đã là một thành viên của Liên minh Châu Âu từ ngày 1 tháng 5 năm 2004.

  1. Thủ đô: Nicosia
  2. Diện tích: 9.250 km²
  3. Châu lục: Châu Âu
  4. Dân số: 1,141 triệu (2013) Ngân hàng Thế giới
  5. Đơn vị tiền tệ: Euro

Tổng thống: Nicos Anastasiades

Năm 1964, Thổ Nhĩ Kỳ đã tìm cách xâm lược Síp nhưng đã bị Tổng thống Hoa Kỳ Lyndon B. Johnson mạnh mẽ lên án trong một bức thư ngày 5 tháng 6 năm 1964.

Năm 1974, Thổ Nhĩ Kỳ lợi dụng một âm mưu đảo chính của những người Síp Hy Lạp theo chủ nghĩa quốc gia, như một cơ hội để xâm lược và chiếm đóng vùng phía bắc hòn đảo. Cuộc xâm lược của Thổ Nhĩ Kỳ đã dẫn tới cuộc di tản của hàng nghìn người Síp và sự thành lập một thực thể chính trị Síp thuộc Thổ Nhĩ Kỳ ly khai ở miền bắc và chỉ được Thổ Nhĩ Kỳ công nhận. Sự kiện này và tình hình chính trị kéo theo nó là các vấn đề vẫn còn đang gây tranh cãi.

Cộng hoà Síp, về pháp lý có chủ quyền với toàn bộ hòn đảo Síp và những vùng biển xung quanh ngoại trừ các phần nhỏ theo một hiệp ước với Anh Quốc là những căn cứ quân sự có chủ quyền. Cộng hoà Síp trên thực tế bị phân chia thành bốn phần chính:

  • Vùng dưới quyền kiểm soát thực tế của Cộng hoà Síp, gồm khoảng 59% diện tích hòn đảo ở phía nam;
  • Vùng chiếm đóng của Thổ Nhĩ Kỳ ở phía bắc, tự gọi mình là Cộng hoà Bắc Síp Thổ Nhĩ Kỳ, với khoảng 37% diện tích hòn đảo và chỉ được công nhận bởi Thổ Nhĩ Kỳ;
  • Green Line do Liên hiệp quốc kiểm soát, phân chia hai vùng trên, chiếm khoảng 3% diện tích hòn đảo; và
  • Hai Vùng Căn cứ có Chủ quyền (Akrotiri và Dhekelia) của Anh, với khoảng 3% diện tích hòn đảo.

Địa lý: 

Đảo quốc thuộc Tây Á, nằm ở vùng phía Địa Trung Hải, cách bờ biển Nam Thổ Nhĩ Kỳ khoảng 80 km. Vị trí bao quát và thuận lợi trên các đường dẫn đến kênh đào Suez đã nâng cao tầm quan trọng về chiến lược của đảo quốc này. Hai dãy núi Kyrenias trải dài ở bờ biển phía Bắc và dãy Troodhos phía Tây Nam chiếm phần lớn đất đai trên đảo, bị phân cách bởi đồng bằng trũng trải dài ở giữa.

Kinh Tế: 

Síp thực hiện nền kinh tế thị trường tự do dựa chủ yếu vào các ngành dịch vụ đặc biệt là du lịch. Trước đây nông nghiệp là ngành kinh tế quan trọng nhất, thu hút 1/3 lực lượng lao động, nông sản xuất khẩu chiếm 1/3 giá trị xuất khẩu của Síp, nhưng những năm gần đây du lịch và dịch vụ dần dần chiếm vị trí quan trọng hơn, đóng góp đến 78% GDP và thu hút hơn 70% lực lượng lao động của Síp. Nền công nghiệp Síp nhỏ bé, chủ yếu là công nghiệp chế biến và sản xuất hàng tiêu dùng như dệt, giày dép, may mặc xuất khẩu, chế biến nông lâm sản...Năm 2007, Síp đã thu hút nhiều vốn đầu tư chiếm hơn 20,8% GDPlàm tăng thêm nguồn ngân sách đến 9,996 tỷ USD.

Năm 2008, Tổng sản phẩm quốc dân (GDP) của Síp là 25,59 tỷ USD tính theo qui đổi, với tỷ lệ tăng trưởng GDP thực 3,6%, thu nhập tính theo đầu người là 28.600 USD (2008). Tỷ lệ lạm phát là 5,1% (2008); tỷ lệ thất nghiệp là 3.8% (2008), nợ nước ngoài 26,12 tỷ USD (31/12/2007). Síp có quan hệ kinh tế – thương mại chủ yếu với các nước EU, Đông Bắc Á (Hàn Quốc, Nhật Bản).

Kinh tế Síp khá thịnh vượng và đã được đa dạng hoá trong những năm gần đây. Theo các ước tính mới nhất của IMF, GDP trên đầu người của nước này (đã được điều chỉnh theo sức mua) ở mức $28.381, ở trên mức trung bình của Liên minh Châu Âu. Síp đã được lựa chọn là một cơ sở cho nhiều doanh nghiệp nước ngoài bởi cơ sở hạ tầng phát triển cao. Chính sách kinh tế của Chính phủ Síp chú trọng tới việc đạt các tiêu chí cho việc gia nhập Liên minh Châu Âu. Chấp nhận đồng euro làm tiền tệ quốc gia như yêu cầu với mọi quốc gia mới gia nhập Liên minh Châu Âu, và chính phủ Síp đã chấp nhận đồng tiền tệ mới ngày 1 tháng 1 năm 2008. Dầu mỏ gần đây đã được phát hiện trên thềm lục địa giữa Síp và Ai Cập, và những cuộc đàm phán đang được tiến hành giữa Liban và Ai Cập để đạt tới một thoả thuận khai thác các nguồn tài nguyên đó. Thềm lục địa chia tách Liban và Síp được cho là có trưc lượng dầu thô và khí tự nhiên lớn. Tuy nhiên, Hải quân Thổ Nhĩ Kỳ không cho phép việc khai thác dầu khí trong vùng.

Kinh tế khu vực do Thổ Nhĩ Kỳ chiếm đóng (thực tế là Quận Mersin) chủ yếu gồm các lĩnh vực dịch vụ, gồm lĩnh vực công, thương mại, du lịch và giáo dục với các khu vực nông nghiệp và công nghiệp nhẹ nhỏ. Kính tế hoạt động trên cơ sở thị trường tự do, dù nó tiếp tục bị ảnh hưởng bởi sự cô lập chính trị của người Síp Thổ Nhĩ Kỳ, sự thiếu hụt đầu tư tư nhân và chính phủ, chi phí vận chuyển cao, và thiếu hụt nguồn lao động có tay nghề. Dù có những trở ngại như vậy, nền kinh tế đã hoạt động tốt trong giai đoạn 2003 và 2004, với các tỷ lệ phát triển cao 9.6% và 11.4%. Thu nhập trung bình trong khu vực đạt $15.984 năm 2008. Sự tăng trưởng được hỗ trợ một phần bởi sự ổn định vững chắc của đồng lira mới Thổ Nhĩ Kỳ và bởi sự tăng trưởng mạnh trong lĩnh vực giáo dục và xây dựng. Hòn đảo đã chứng kiến một cuộc bùng nổ du lịch trong nhiều năm và cùng với đó là sự thịnh vượng của thị trường cho thuê của Síp. Ngoài ra sự tăng trưởng tư bản trong mức độ thịnh vượng được tạo ra do nhu cầu của các nhà đầu tư tới đây và những người dân ngày càng giàu lên trên hòn đảo.

Giáo dục

Síp có hệ thống giáo dục tiểu học và trung học phát triển cao với cả hệ thống giáo dụng công và tư nhân. Chất lượng cao của nền giáo dục có được nhờ trình độ trên mức trung bình của các giáo viên những cũng bởi thực tế gần 7% GDP được chi cho giáo dục khiến Síp là một trong ba nước chi tiêu nhiều nhất cho giáo dục trong EU cùng Đan Mạch và Thuỵ Điển. Các trường công nói chung được xem có cùng chất lượng như các cơ sở giáo dục tư nhân. Tuy nhiên, giá trị của bằng cấp trung học nhà nước bị hạn chế bởi thực tế các bằng cấp có được chỉ chiếm khoảng 25% điểm số cuối cùng của mỗi môn, 75% còn lại do giáo viên quyết định trong học kỳ, theo một cách ít công khai nhất. Các trường đại học Síp (giống như các trường đại học Hy Lạp) hầu như bỏ qua toàn bộ giá trị bằng cấp trung học trong việc tiếp nhận. Tuy một bằng trung học chỉ là bắt buộc khi vào trường đại học, việc tiếp nhận được quyết định hầu như chỉ trên cơ sở điểm số tại các cuộc thi đầu vào trường đại học mà mọi ứng cử viên đều bị bắt buộc phải tham gia. Đa số người Síp theo học trung học tại Hy Lạp, Anh, Thổ Nhĩ Kỳ, các trường đại học Châu Âu và Bắc Mỹ. Cần lưu ý rằng hiện tại Síp có tỷ lệ phần trăm công dân ở tuổi lao động có trình độ trung học cao ở EU với 30% trước cả Phần Lan 29.5%. Ngoài ra 47% dân số trong độ tuổi 25–34 có bằng cấp ba, cao nhất tại EU. Sinh viên Síp rất chịu khó di chuyển, với 78.7% đang học tại một trường đai học bên ngoài Síp.

Các trường cao đẳng tư và các trường đại học được nhà nước hỗ trợ đã được phát triển.

  • Đại học Síp: thành lập năm 1989
  • Đại học Kỹ thuật Síp: bắt đầu năm 2007
  • Đại học Châu Âu - Síp: thành lập năm 1961 với tên gọi Trường cao đẳng Síp và đổi tên năm 2007
  • Đại học Nicosia: thành lập năm 1981 trước kia gọi là Intercollege; nó đổi thành tên hiện tại năm 2007. Tổng cộng có 5,000 sinh viên tại các cơ sở ở Nicosia, Limassol và Larnaca
  • Đại học Frederick
  • Viện hành lâm nghệ thuật Síp: thành lập năm 1995.
  • Cao đẳng nghệ thuật Síp: thành lập năm 1969.

Con số sinh viên từ nước ngoài cũng gia tăng.

Visa đầu tư định cư vào Cyprus

Cyprus là hòn đảo lớn thứ ba ở Địa Trung Hải, và là một trong những địa điểm thu hút nhiều khách du lịch nhất, với hơn 2.4 triệu du khách mỗi năm.. Cộng hoà Cyprus là một trong những nền kinh tế phát triển nhất trong vùng.  Cyprus là một quốc gia thịnh vượng với nền kinh tế dịch vụ phát triển, tỷ lệ tội phạm thấp, chất lượng cuộc sống cao, cơ sở hạ tầng, cơ sở y tế, kinh doanh hiện đại

Cyprus là thành viên khối Cộng Đồng chung châu Âu năm 2004, quốc gia có chất lượng cuộc sống cao, hạ tầng y tế hiện đại, khu mua sắm, cơ sở hạ tầng phát triển, thiên nhiên tươi đẹp, khí hậu ôn hòa và nhiều trường tư và đại học tiếng Anh.

Chương trình định cư này được coi là đơn giản và nhanh nhất đối với những doanh nhân chưa sắp xếp được việc kinh doanh để sống lâu dài ở nước ngoài mà vẫn có được hộ chiếu châu Âu cho cả gia đình

Điểm mạnh của chương trình:

Chương trình không giới hạn về tuổi tác,

không yêu cầu trình độ học vấn,

không yêu cầu ngoại ngữ,

không yêu cầu cư trú,

và không yêu cầu về kinh nghiệm quản lý.

Nguồn gốc tài chính và tài sản phải kê khai nhưng không cần chứng minh chi tiết.

Chương trình này đặc biệt phù hợp với các nhà đầu tư muốn sinh sống và/hoặc kinh doanh tại Châu Âu (Cyprus không đánh thuế trên thu nhập toàn cầu). Cộng đồng chung Châu Âu mang đến chất lượng cuộc sống cao, bao gồm cơ sở hạ tầng và tiện ích y tế và môi trường kinh doanh hiện đại, khu vực buôn bán thương mại cao cấp, thiên nhiên tươi đẹp và phong phú các hoạt động nghệ thuật văn hóa và thể thao.

Tóm tắt chương trình

  • Đương đơn và gia đình nhận quyền cư trú, làm việc và học tập trên khắp Cộng đồng chung Châu Âu (tất cả 28 quốc gia)
  • Hộ chiếu phát hành cho cả gia đình trong vòng 90 ngày
  • Con phụ thuộc đến 18 tuổi hoặc các sinh viên lớn tuổi (hoặc trẻ khuyết tật) phụ thuộc tài chính cha mẹ hoàn toàn được theo cùng hồ sơ

Điều kiện nhà đầu tư

  • Sở hữu hộ chiếu còn hạn
  • Mua bất động sản tại Cyprus có giá trị tối thiểu là €500,000 (+ thuế giá trị gia tăng)
  • Ký quỹ tiển gởi có kỳ hạn tại một ngân hàng Cyprus, có giá trị tối thiểu €5,000,000 trong vòng 3 năm (có thể chọn gói vay vốn qua tập đoàn tài chính Conferderation)
  • Đủ điều kiện về nhân thân

Chi phí đầu tư

Ký quỹ tiền gởi ngân hàng (qua gói vay vốn qua tập đoàn tài chính Conferderation) €350,000 + phí dịch vụ

Chi phí đầu tư địa ốc: €500,000 + VAT


Thông tin dịch vụ

Tên Tour:
Đầu tư định cư Cyprus

Thông tin của quý khách

Tên quý khách : *
Điện thoại: *
Email:
Địa chỉ: *
LIÊN HỆ TẠI MIỀN BẮC

Hotline: 0945836836
Email: info@vinaholidays.com.vn
Số đăng ký kinh doanh: 0102897607
Mã số thuế: 0102897607

LIÊN HỆ TẠI MIỀN NAM
Hotline: 0945836836
Email: info@vinaholidays.com.vn
Số đăng ký kinh doanh: 0102897607
Mã số thuế: 0102897607
Kết nối với Vinaholiday

FANPAGE

Phương thức thanh toán

1. Thanh toán trực tiếp tại văn phòng công ty 

2. Thanh toán tận nơi : HDV sẽ thu tiền tận nơi 

3. Thanh toán chuyển khoản qua ngân hàng

4. Thanh toán qua cổng thanh toán trực tuyến

Hỗ trợ trực tuyến